UBND XÃ ĐÔN PHONG
BCĐ HOẠT ĐỘNG HÈ 2021
Số: 56/KH-BCĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đôn Phong, ngày 24 tháng 5 năm 2021
KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi năm 2021
Căn cứ Kế hoạch số: 124/KH-BCĐ ngày 18/5/2021của Ban Chỉ đạo hoạt động
hè huyện Bạch Thông về việc tổ chức hoạt động cho thiếu nhi hè năm 2021, Ban Chỉ
đạo hoạt động hè xã Đôn Phong ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi
hè năm 2021 trên địa bàn xã như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đẩy mạnh hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Thu hút, tập hợp đông
đảo thiếu nhi tham gia các phong trào hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
2. Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động đảm bảo an toàn, thiết thực,
phù hợp với nhu cầu của thiếu nhi và điều kiện của từng thôn.
3. Xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, huy động các nguồn lực vật
chất, tinh thần cho trẻ em; chăm sóc, giúp đỡ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục
– Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho thiếu nhi và nhân dân, trong đó tập trung
tuyên truyền Luật giao thông đường bộ, Luật Trẻ em 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐCP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về qui định chi tiết mộtsố điều của Luật Trẻ em thông
qua hình thức: diễn đàn trẻ em, thi tìm hiểu, vẽ tranh về an toàn giao thông, sân khấu hóa
gắn với tiểu phẩm, chơi trò chơi, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh…Để qua đó phát
huy quyền tham gia của trẻ em và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành,
gia đình, xã hội đối với công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
– Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi như: Kỹ năng phòng chống
tai nạn thương tích, kỹ năng phòng chống xâm hại, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng thiết kế và tổ chức hoạt động Đội, kỹ năng nói, thuyết trình, tuyên truyền bảo
vệ môi trường … thông qua hoạt động ngoại khóa, sân chơi cuối tuần, xây dựng các
tình huống giả định để thiếu nhi chủ động đề xuất ý tưởng giải quyết.
– Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, lối
sống văn hóa cho thiếu nhi gắn với chủ đề, chủ điểm, phong trào “Đền ơn đáp
nghĩa -Uống nước nhớ nguồn”, “Hành trình đến với các di tích lịch sử, văn hóa”,
“Bạn giúp bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, chương trình “Tiếp sức tới trường”… Qua đó
phát huy tinh thần tương thân tương ái, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khích lệ
thiếu nhi thi đua học tập và rèn luyện.
– Đẩy mạnh công tác truyền thông, nhân rộng điển hình, kịp thời biểu
dương, khen thưởng thiếu nhi tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và tham gia phong
trào của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh gắn với Liên hoan “Thiếu nhi
làm theo lời Bác”, Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi”.
2
2. Củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách thiếu nhi
– Chú trọng lựa chọn anh chị phụ trách nhiệt tình, sáng tạo, tập hợp đội ngũ
giáo viên trẻ, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
dạy nghề, học sinh có năng khiếu, tri thức, kỹ năng trực tiếp tham gia tổ chức các
hoạt động cho trẻ em.
– Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, hướng dẫn mô hình hoạt động cho
anh chị phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư.
3. Hoạt động học tập, ôn luyện văn hoá
Tổ chức tốt chương trình “Ánh sáng văn hoá hè” gắn với thành lập các đội
tình nguyện tham gia hướng dẫn ôn luyện văn hóa, củng cố kiến thức; tổ chức sinh
hoạt hè cho học sinh ở các thôn vùng cao của xã, duy trì hình thức học nhóm, tổ
chức cho thiếu nhi tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ môn học; phát huy vai
trò định hướng của giáo viên, anh chị phụ trách, học sinh có học lực khá, giỏi tham
gia bồi dưỡng kiến thức cho thiếu nhi; tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề
học tập, hội thi kiến thức “Vươn đến đỉnh cao”.
– Tăng cường tuyên truyền, mở cửa bưu điện văn hóa xã đón thanh thiếu nhi
đến đọc, mượn sách miễn phí trong dịp hè với chủ đề “Quyển sách tôi yêu”.
4. Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí
– Chủ động phối hợp tổ chức hoạt động nhằm bồi dưỡng và phát huy tài
năng cho thiếu nhi như: Phối hợp tổ chức cho thiếu nhi tham gia các lớp năng
khiếu, giao lưu văn hoá, văn nghệ, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, tổ chức tổ chức
Liên hoan dân vũ… tận dụng cơ sở vật chất ở địa phương để tổ chức các hoạt động
cho thiếu nhi; huy động sự đóng góp của các ngành, đoàn thể và nhân dân để xây
dựng điểm vui chơi, hỗ trợ trang thiết bị như: Sách, báo, nhạc cụ, dụng cụ thể thao.
– Tổ chức cho thiếu nhi tham gia các hoạt động quét dọn đường thôn, trồng
cây xanh, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, sử dụng tiết kiệm năng
lượng, phòng chống biến đổi khí hậu; hướng dẫn thiếu nhi giữ gìn vệ sinh cá nhân,
phòng bệnh mùa hè.
– Các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ với gia đình
trong quản lý, giáo dục thiếu nhi, không để các em tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật, truy cập vào những trang website không lành mạnh.
5. Hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện
– Tổ chức đối thoại với trẻ em các cấp tạo môi trường thân thiện để trẻ em có cơ
hội bày tỏ ý kiến; trang bị cho các em những kỹ năng, kiến thức cơ bản để tự bảo vệ
mình khỏi sự lạm dụng, xâm hại; tăng cường giáo dục hoà nhập, giáo dục chống kỳ thị,
phân biệt để trẻ em có thái độ chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ những người xung quanh
và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Tổ chức tốt Tháng hành động vì trẻ em 2021.
– Tổ chức, hướng dẫn cho thiếu nhi tham gia thực hiện công trình, phần việc
“Măng non làm nghìn việc tốt”, với hình thức: tổ chức cho thiếu nhi đăng ký thực
hiện “Đường sạch, ngõ sáng”, quét dọn, thu gom rác thải, trồng cây xanh; nhận chăm
sóc, giúp đỡ gia đình chính sách, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn.
3
– Tổ chức các hoạt động tình nguyện vì trẻ em như: Thăm hỏi, giúp đỡ trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trao tặng học bổng, tặng “Xe đạp giúp bạn đến
trường”, quần áo, sách vở, đồ đùng học tập để các em có điều kiện tốt nhất khi
bước vào năm học mới. Vận động các nguồn lực xây dựng các công trình, điểm vui
chơi cho thiếu nhi nhà bán trú.
– Thực hiện hiệu quả phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm
ngoan” để qua đó giáo dục ý thức, trách nhiệm, trân trọng thành quả lao động, vận
động và hướng dẫn trẻ em tham gia lao động giúp gia đình phù hợp với lứa tuổi và
sức khoẻ, tránh tình trạng bắt trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
nghiêm cấm trẻ em vào các vùng khai khoáng để lao động kiếm tiền, qua đó tiếp
tục đẩy mạnh xây dựng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em.
5. Một số hoạt động của BCĐ hoạt động hè xã
– Tập huấn hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư hè tập huấn cụm.
– Tổ chức được từ 1 hoạt động cấp xã cho thanh thiếu nhi.
– Đảm bảo về điều kiện, vật chất, an ninh, an toàn phục vụ cho các hoạt động và
tụ điểm sinh hoạt hè tại địa phương.
– Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo đúng tiến độ, kịp thời.
– Tổng kết hoạt động hè cấp xã (Tháng 8/2021).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đoàn TN xã
– Là cơ quan thường trực của BCĐ hoạt động hè, có trách nhiệm xây dựng
nội dung hoạt động, kế hoạch kiểm tra hoạt động hè.
– Tham mưu cho UBND xã kiện toàn BCĐ hoạt động hè cấp xã; thành lập
Ban vận động hè cấp thôn. Xây dựng kế hoạch HĐH trên địa bàn dân cư năm
2021, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ.
– Tham mưu cho UBND xã tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất để tổ
chức hoạt động hè, tổng kết, khen thưởng cho hoạt động hè cấp xã.
– Tổ chức tập huấn cho anh, chị phụ trách thiếu nhi trên địa bàn xã.
-Chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn, tổ chức các hoạt động vui chơi trong hè cho thiếu nhi.
– Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tiếp nhận học sinh về hè, khai mạc
hè, tổ chức hoạt động, tổng kết hè và bàn giao học sinh trở lại trường.
2. Công chức VH-XH xã
– Phối hợp với các ngành triển khai tốt “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2021.
– Phối hợp tổ chức gặp mặt, động viên và giải quyết chế độ chính sách cho
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu nhi dân tộc thiểu số vượt khó học tốt,
gia đình tiêu biểu trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chủ trì, phối
hợp triển khai chương trình “Hãy lên tiếng phòng chống xâm hại trẻ em”.
– Phối hợp với các ngành tổ chức và triển khai tốt “Ngày Gia đình Việt Nam”.
– Tăng cường tuyên truyền và mở cửa các phòng đọc để thiếu nhi đến đọc
sách, truyện, mượn sách miễn phí trong dịp hè.
4
– Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các hoạt động thể thao
cho thiếu niên nhi đồng hè năm 2021.
– Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền; phối hợp tổ chức hoạt động cho thiếu
nhi. Kịp thời phản ánh các phong trào hoạt động của thiếu nhi, những mô hình hoạt
động tốt, những điển hình trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
4. Công an xã
– Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền giáo
dục, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quản lý, xử lý học sinh vi phạm pháp luật, mắc
các tệ nạn xã hội trong dịp hè (nếu có) theo quy định.
– Chỉ đạo Công an viên các thôn phối hợp với các chi đoàn thanh niên tổ
chức tuyên truyền việc tham gia giao thông an toàn tới đoàn viên thanh thiếu nhi
trong thôn; xây dựng môi trường lành mạnh, không có bạo lực, xâm hại trẻ em.
5. Đề nghị UBMT Tổ quốc và các đoàn thể xã
– Chỉ đạo và vận động hội viên, đoàn viên tham gia hỗ trợ, hướng dẫn, tổ
chức hoạt động cho thiếu nhi; tuyên truyền, vận động hội viên, các bậc phụ huynh
thường xuyên quản lý, giám sát con em trong dịp hè để phòng tránh tai nạn thương
tích và xâm hại tình dục trẻ em.
– Thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô
thị văn minh”; phối hợp đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá”, phong trào “Xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt”.
– Tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các
văn bản về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đến quần chúng nhân dân.
6. Các thành viên BCĐ hoạt động hè xã
Thường xuyên thăm nắm, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các hoạt động hè.
Thông tin kịp thời các nội dung liên quan đến hoạt động hè với cơ quan thường
trực BCĐ hoạt động hè xã.
Trên đây là kế hoạch hoạt động hè cho thiếu nhi của BCĐ hè xã. Ban Chỉ
đạo hoạt động hè xã đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Ban vận động hè
các thôn nghiêm túc triển khai thực hiện./.